PageTitle - Tin tức & Sự kiện

Tin tức & Sự kiện

Tổng hợp các tin tức & sự kiện mới nhất, các giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong lĩnh vực Chính phủ điện tử.

资产发布器

返回 Mã nguồn mở trong chính phủ trong những tháng cuối năm

Đây là khoảng thời gian im ắng đối với hầu hết các chính phủ trên toàn thế giới. Điển hình, trong thời gian này có ít phát kiến, chính sách, hoặc thông báo liên quan đến mã nguồn mở. Vì vậy đây là quãng thời gian tốt để xem xét lại xu hướng trong sáu tháng đầu năm và suy tư về việc thời gian còn lại trong năm sẽ mang đến điều gì.

Dưới đây là một vài điều xuất hiện trong tâm trí tôi.

Mã nguồn mở sẽ tiếp tục là phương pháp tiếp cận cho các chính phủ đang phải đối mặt với hạn chế ngân sách trong bối cảnh nhu cầu đổi mới các dịch vụ và sự tham gia của công dân ngày càng tăng

Tôi thường nói về các xu hướng trong chính phủ nguồn mở và một trong những đề tài thường xuyên của tôi là ‘cơn gió đã ở phía sau' trong sự tiếp nhận mã nguồn mở trong các cơ quan chính phủ.

Hơn 40 chính phủ, theo như tính toán cẩn thận của tôi, áp dụng các chính sách tạo ra một môi trường thuận lợi cho mã nguồn mở.

Các chính sách này quan trọng trong việc cân bằng sân chơi: một mặt nhấn mạnh những ưu điểm của mã nguồn mở đối với chính phủ (kiểu như nói với họ rằng ‘dùng nguồn mở cũng tốt') cũng như đưa ra những câu trả lời ý nghĩa đối với những câu hỏi thường gặp của các chuyên gia CNTT trong chính phủ.

Một tác nhân tiềm năng dẫn đến việc tận dụng phần mềm nguồn mở, mà vài năm gần đây tôi mới nhận ra, là sự dịch chuyển cấu trúc CNTT từ phần cứng, phần mềm và dữ liệu liên kết chặt chẽ với nhau, sang cấu trúc mang tính mô-đun, tái sử dụng, và tập trung vào khả năng tương tác nhiều hơn—tất cả được thúc đẩy bởi ngân sách hạn hẹp dành cho CNTT và mục tiêu chống độc quyền của chính phủ.

Mới đây, việc sử dụng mã nguồn mở đã phát triển với sự gia tăng ‘các chương trình số' cấp cao. Các chính phủ đang dùng những đổi mới do cộng đồng mang đến để xây dựng dữ liệu mở và các nền tảng dịch vụ số hầu như được xây dựng trên phần mềm và ứng dụng mở, như là các cách thức để thu hút sự tham gia của công dân. Có lẽ chúng ta đang thực sự tiến gần đến sự ra đời của ‘citizen CIO' (Khái niệm trong đó người dân đóng vai trò Giám đốc CNTT trong Chính phủ).

Ngày càng có nhiều chính phủ tìm cách trả lời câu hỏi ‘làm thế nào' đối với mã nguồn mở; không phải ‘có hay không'

Khi sự chấp nhận mã nguồn mở trên diện rộng tăng lên, các chính phủ tìm cách nắm bắt mảng rộng lớn các dịch vụ và sản phẩm nguồn mở hiện có. 

Thách thức của họ càng tăng lên khi các chính phủ vươn ra ngoài việc sử dụng phần mềm nguồn mở trong môi trường máy chủ truyền thống. Ngày nay, điện toán đám mây, big data, và thiết bị di động – được sự hỗ trợ của mã nguồn mở -- đang thống trị các chiến lược CNTT. Chúng làm cho câu hỏi Làm thế nào? trở nên rõ ràng hơn: Làm thế nào tôi có thể tận dụng những công nghệ mới này, trong khi vẫn đảm bảo độ tin cậy lâu dài và vẫn đạt được những mục tiêu của mình trong việc mua sắm thiết bị cung ứng?

Đầu tiên, để bắt đầu chúng ta cần hiểu rõ những khác biệt. Có những phần mềm nguồn mở có thêm dịch vụ hỗ trợ thương mại từ các công ty, được chứng thực về dịch vụ tốt và tính toàn vẹn cao. Cũng có những dự án "insourced (phần mềm được phát triển nội bộ)" trong đó các cơ quan công quyền chia sẻ phần mềm với nhau, nhưng không dùng chung với khu vực tư nhân. Cuối cùng, một vài cơ quan tải về và sử dụng các dự án phần mềm cộng đồng (còn gọi là "freebie (phần mềm miễn phí)") không có dịch vụ hỗ trợ đi kèm.

Nếu các chuyên gia CNTT trong chính phủ chỉ dựa vào các quy định mang tính tình thế hoặc những phán đoán mang tính bản năng, các cơ quan chính phủ sẽ gặp những rủi ro mà, ở thời điểm hiện tại, chưa được ghi chép vào tài liệu hoặc chưa được hiểu rõ:

  • Có những rủi ro khác nhau đi kèm với việc chọn lựa mô hình "freebie/insourced" cho việc sử dụng phần mềm nguồn mở. Cụ thể, các dự án cộng đồng/miễn phí hoặc các dự án "insourced" thường thiếu các chứng chỉ số bảo mật quan trọng, không được cập nhật thường xuyên, không được hỗ trợ từ các nhà cung cấp bên thứ ba, và thiếu khả năng tương tác với những ứng dụng quan trọng của bạn.
  • Việc dựa vào phần mềm nguồn mở ‘freebie' hoặc ‘insourced' cho thấy một chiến lược dựa vào sự hỗ trợ từ nội bộ đối với những công việc quan trọng thường ít người hiểu và có thể tốn kém do khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân lực CNTT và quản lý.
  • Chúng ta có thể thấy những thất bại lặp đi lặp lại và chi phí dài hạn cao đối với các giải pháp ‘governmen-off-the-shelf' (GOTS – các giải pháp do chính phủ phát triển cho chính phủ dùng). Mặc dù, nói đúng ra, các dự án này có thể được xem là các mặt hàng thương mại, như cách nhìn của các chính phủ, những chúng cũng đem đến những rủi ro và các khoản nợ kinh tế giống như phần mềm government-off-the-shelf.

Các cuộc thảo luận về chính sách đang tiếp diễn sẽ tiếp tục đề cập đến việc đảm bảo một đám mây ‘mở'

Trong một bài đăng gần đây trên opensource.com, một người ủng hộ nguồn mở lâu năm là Georg Greve viết về ‘cơn bão phát sinh trên mạng' do những thông tin bị rò rỉ gần đây từ các cơ quan tình báo (Mỹ và các quốc gia khác).

Thách thức đối với những người ủng hộ phần mềm nguồn mở là tiếp tục nhấn mạnh "tính mở" trong cơ sở hạ tầng và việc thực thi nguồn mở, ngay cả khi đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng trong truy xuất thông tin.

Việc đó sẽ không dễ dàng. Thậm chí trước khi những thông tin này bị lộ, rõ ràng các phát kiến của chính phủ trên đám mây đang thử nghiệm khả năng của cộng đồng trong việc duy trì ‘tính mở' trong việc thực thi các chiến lược đó, thậm chí ở cả những nơi đã nhiệt tình với nguồn mở và tiêu chuẩn mở từ lâu. Một vài người đã nói đến triển vọng của một cuộc chiến đám mây giữa Châu Âu và Mỹ, điều mà sẽ làm suy yếu ngay cả những nỗ lực cơ bản nhất để thúc đẩy sử dụng đám mây nguồn mở trên toàn cầu.

Đó là dự đoán của tôi về những gì xảy ra trong phần còn lại của năm 2013. Còn bạn, bạn nghĩ sao?
 

Mark Bohannon, Phó Chủ tịch Đối ngoại và Chính sách Công toàn cầu ở Red Hat
Nội dung này được đăng trên opensource.com ngày 4/9/2013